Close

EINSTEIN và TAGORE: Đối thoại về tính khách quan của chân lý

25/08/2017
1394 Lượt xem
Hướng dẫn xem song ngữ:

- Tra nghĩa đoạn: nhấp chuột (click) vào đoạn cần dịch nghĩa.

EINSTEIN và TAGORE: Đối thoại về tính khách quan của chân lý

Ngày 14/7/1930, Albert Einstein tiếp đón tại nhà ông ở ngoại ô Berlin một triết gia, nhà thơ, người từng đoạt giải Nobel, Rabindranath Tagore. Hai người đã có một trong những cuộc trò chuyện trí tuệ và lý thú nhất trong lịch sử về bản chất của khoa học, mà tâm điểm là câu hỏi gai góc: liệu tính khách quan của Chân lý/khoa học có thực sự tồn tại?

Đoạn sau được trích từ một trong những cuộc trò chuyện của Einstein và Tagore đang khiêu vũ giữa các định nghĩa về khoa học, cái đẹp, ý thức và triết học với lối suy ngẫm siêu việt các vấn đề cơ bản nhất về sự tồn tại của con người.

EINSTEIN: Ông có tin vào một đấng linh thiêng tồn tại biệt lập khỏi thế giới?

TAGORE: Không biệt lập. Tính người vô tận đủ để thấu hiểu cả Vũ trụ. Chẳng có gì nằm ngoài khả năng lĩnh hội của con người, như vậy Chân lý của Vũ trụ cũng là một Chân lý thuộc về con người.

Tôi lấy một số thực tế khoa học để làm rõ thêm điều này – Vật chất cấu tạo nên từ các proton, electron và khoảng rỗng giữa chúng; nhưng vật chất bề ngoài lại có vẻ cứng rắn. Tương tự như vậy, nhân loại cấu thành từ những cá nhân, nhưng các mối quan hệ kết nối người và người khiến thế giới nhân loại là một thể thống nhất sống động. Toàn bộ vũ trụ cũng kết nối với chúng ta theo cách tương tự, và đó là một vũ trụ của con người. Tôi đã theo đuổi suy nghĩ này qua nghệ thuật, văn học, và nhận thức tôn giáo của loài người.

EINSTEIN: Có hai nhận thức khác nhau về bản chất vũ trụ: (1) Thế giới là một chỉnh thể phụ thuộc vào [nhận thức chủ quan của] con người. (2) Thế giới là một hiện thực tồn tại độc lập với yếu tố con người.

TAGORE: Khi vũ trụ hài hòa với Con người, cái vĩnh hằng, ta nhận ra đó là Chân lý, ta cảm thấy đó là cái đẹp.

EINSTEIN: Đó thuần túy chỉ là nhận thức [chủ quan] của con người về vũ trụ.

TAGORE: Chẳng thể có nhận thức nào khác. Thế giới này là thế giới [theo nhận thức] của con người – cái nhìn mang tính khoa học về nó cũng là cái nhìn của con người khoa học. Có những tiêu chuẩn về lý tính và xúc cảm để nó trở thành Chân lý, là tiêu chuẩn của Con người Vĩnh hằng, trải nghiệm của Con người Vĩnh hằng chính là thông qua trải nghiệm của chúng ta.

EINSTEIN: Đó là nhận thức của thực thể con người.

TAGORE: Phải, một thực thể vĩnh hằng. Chúng ta nhận ra nó qua những xúc cảm và hoạt động của mình. Ta nhận ra Con người Tối cao vượt lên những giới hạn cá nhân trong chúng ta. Đối tượng tìm kiếm của khoa học là cái không giới hạn vào một cá nhân riêng lẻ nào; đó là một thế giới phi cá nhân thuộc về Chân lý. Tôn giáo nhận ra Chân lý này và kết nối chúng với nhu cầu sâu hơn trong chúng ta; nhận thức cá nhân của chúng ta về Chân lý nhờ đó đạt tới tầm mức phổ quát. Tôn giáo đưa các giá trị vào Chân lý, và ta nhận ra Chân lý này là tốt đẹp qua sự hòa hợp của mình với nó.

EINSTEIN: Như vậy Chân lý, hoặc là cái Đẹp, đều không tồn tại độc lập với Con người?

TAGORE: Không.

EINSTEIN: Nếu không một con người nào còn tồn tại, thì bức tượng Apollo của Belvedere sẽ không còn đẹp nữa2.

TAGORE: Đúng.

EINSTEIN: Tôi đồng ý với điều này ở phạm trù cái Đẹp, nhưng với phạm trù Chân lý thì không.

TAGORE: Sao lại không? Chân lý vốn được nhận thức bởi con người.

EINSTEIN: Tôi không thể chứng minh rằng nhận thức của mình là đúng, nhưng đó là [điều tôi tin tưởng như] tín ngưỡng (religion) của tôi.

TAGORE: Cái Đẹp là điều lý tưởng của sự hài hòa hoàn hảo trong cái Toàn thể (Universal Being); còn Chân lý là sự thấu hiểu hoàn hảo của Trí tuệ Phổ quát (Universal Mind). Các cá nhân chúng ta tiếp cận nó thông qua những sai lầm, những kinh nghiệm tích lũy được, và qua nhận thức được soi sáng – làm sao ta có thể biết được Chân lý theo cách nào khác?

EINSTEIN: Tôi không thể chứng minh một cách khoa học rằng Chân lý phải được nhận thức như một Chân lý tồn tại độc lập với nhân loại; nhưng tôi tin vào điều đó một cách chắc chắn. Tôi tin tưởng, đơn cử như định lý Pythagore trong hình học khẳng định một điều gần như hoàn toàn đúng, và điều ấy độc lập với sự tồn tại của con người. Dù sao thì, nếu đã tồn tại một hiện thực nào đó độc lập với con người thì đồng thời cũng có một Chân lý tương đối về hiện thực ấy; và cũng theo logic đó, phủ định điều thứ nhất dẫn tới phủ định tồn tại điều thứ hai.

TAGORE: Chân lý, vốn là một với cái Toàn thể, nhất thiết phải mang tính người, nếu không bất cứ điều gì mà các cá nhân chúng ta nhận thức là đúng đều không thể coi là đúng – ít nhất đối với Chân lý được mô tả theo khoa học, thứ chỉ có thể tiếp cận qua quá trình logic, hay nói cách khác, bởi một hệ thống tư duy, chính là của con người. Theo Triết học Ấn Độ, tồn tại Brahman, Chân lý tuyệt đối, cái không thể nhận thức một cách riêng biệt bởi trí tuệ cá nhân hay mô tả bằng ngôn ngữ, mà chỉ có thể nhận thức bởi sự tổng hòa tất cả mọi cá thể trong sự vô tận của chúng. Nhưng một Chân lý như vậy không thể thuộc về khoa học. Bản chất của thứ Chân lý mà chúng ta đang thảo luận chỉ là vẻ bề ngoài của nó – nghĩa là, cái có vẻ đúng trong tâm trí con người, bởi vậy thuộc về con người, và có thể gọi là maya, một ảo giác.

EINSTEIN: Như vậy, theo nhận thức của ngài, hay cũng có thể là theo nhận thức Ấn Độ, đó (tức cái có vẻ ngoài là Chân lý đang được thảo luận) không phải là một ảo giác của cá nhân, mà của toàn thể nhân loại.

TAGORE: Các loài đều thuộc về một chỉnh thể, trong nhân loại. Như vậy trí tuệ của tất cả nhân loại nhận thức được Chân lý; trí tuệ Ấn Độ hay trí tuệ Châu Âu có thể gặp nhau trong cùng một nhận thức.

EINSTEIN: Khái niệm loài dùng trong tiếng Đức được dành cho tất cả mọi người, thậm chí loài vượn hay ếch cũng thuộc trong đó.

TAGORE: Trong khoa học chúng ta trải qua quá trình loại trừ những giới hạn riêng trong các trí tuệ cá thể để đạt tới sự thấu hiểu Chân lý, vốn có trong trí tuệ của Con người Toàn thể.

EINSTEIN: Vấn đề bắt đầu ở chỗ Chân lý liệu có tồn tại độc lập với nhận thức của chúng ta.

TAGORE: Cái mà ta gọi là chân lý nằm trong sự hài hòa lý tính giữa cái chủ quan và khách quan của hiện thực, cả hai cái đó đều thuộc về con người siêu ngã (super-personal man).

EINSTEIN: Ngay trong đời sống thường ngày, chúng ta cảm thấy phải quy cho các đối tượng khác một thực tại độc lập với con người. Chúng ta làm vậy để kết nối các trải nghiệm qua giác quan của mình một cách hợp lý. Ví dụ, ngay cả khi không có ai trong nhà thì chiếc bàn vẫn hiện hữu ở nơi nó đang đứng.

TAGORE: Đúng, nó có thể nằm ngoài tâm trí cá nhân, nhưng không nằm ngoài trí tuệ toàn thể. Chiếc bàn mà ta nhận biết đó vốn dĩ có thể nhận biết được bởi ý thức của ta.

EINSTEIN: Nếu không ai ở trong nhà thì chiếc bàn vẫn hiện hữu như vậy thôi – nhưng điều đó vốn đã không phù hợp với quan điểm của ngài – bởi vì chúng ta không thể lý giải theo cách nào đấy độc lập với [tư duy và ngôn ngữ của] chúng ta, rằng chiếc bàn hiện hữu ở đó có nghĩa là gì.

Quan điểm tự nhiên của chúng ta về chân lý tồn tại một cách độc lập với nhân loại là điều không thể lý giải hoặc chứng minh, nhưng đó là niềm tin mà không ai có thể thiếu – thậm chí cả với những sinh vật sơ đẳng. Chúng ta quy cho Chân lý thuộc tính khách quan siêu nhân tính; điều đó là không thể thiếu với chúng ta, một hiện thực độc lập với sự tồn tại cũng như trải nghiệm và trí tuệ của chúng ta – mặc dù chúng ta không thể nói điều đó có nghĩa là gì.

TAGORE: Khoa học đã chứng minh rằng chiếc bàn là một vật rắn, đó chỉ là một vẻ bề ngoài, và như vậy cái mà tâm trí con người nhận thức là chiếc bàn sẽ không tồn tại nếu tâm trí đó không tồn tại. Đồng thời, cần phải thừa nhận rằng thực tại, hay hiện thực vật chất tối cao, cũng chẳng là gì khác ngoài vô số những trường điện lực độc lập xoay tròn (separate revolving centres of electric force), cái cũng thuộc về tâm trí con người.

Trong sự lĩnh hội Chân lý luôn có một xung đột vô tận giữa trí tuệ con người vũ trụ và trí tuệ cá thể. Quá trình hòa giải vô tận được thực hiện trong khoa học, triết học, và trong đạo đức của chúng ta. Trong mọi trường hợp, nếu có một Chân lý nào đó hoàn toàn không liên quan tới con người, thì đối với chúng ta nó tuyệt đối không tồn tại.

Không khó để hình dung một trí tuệ mà đối với nó chuỗi các đối tượng không tồn tại trong không gian, chỉ có trong thời gian, ví dụ như một chuỗi nốt nhạc. Với một trí tuệ như vậy thì nhận thức về hiện thực sẽ chỉ gần gũi với hiện thực âm nhạc, ở đó định lý Pythagore chẳng thể có ý nghĩa gì. Hiện thực về những tờ giấy, tuyệt đối sẽ khác với hiện thực văn học. Trong trí tuệ của con mọt ăn giấy, văn học tuyệt đối không tồn tại, nhưng trong trí tuệ Con người, văn học có giá trị Chân lý lớn hơn giá trị tự thân của giấy. Tương tự như vậy, nếu có một Chân lý không có mối liên quan về tình cảm hoặc lý trí với trí tuệ con người, thì nó sẽ vĩnh viễn chẳng là gì, chừng nào chúng ta vẫn là con người.

EINSTEIN: Nếu vậy thì tôi là người sùng đạo hơn ngài!

TAGORE: Đạo của tôi ở trong sự hòa hợp giữa Con người Siêu ngã, tinh thần con người toàn thể, và trong bản thể cá nhân tôi.

EINSTEIN và TAGORE: Đối thoại về tính khách quan của chân lý

On July 14, 1930, Albert Einstein welcomed into his home on the outskirts of Berlin the Indian philosopher, musician, and Nobel laureate Rabindranath Tagore. The two proceeded to have one of the most stimulating, intellectually riveting conversations in history, exploring the age-old friction between science and religion.

The following excerpt from one of Einstein and Tagore’s conversations dances between previously examined definitions of science, beauty, consciousness, and philosophy in a masterful meditation on the most fundamental questions of human existence.

EINSTEIN: Do you believe in the Divine as isolated from the world?

TAGORE: Not isolated. The infinite personality of Man comprehends the Universe. There cannot be anything that cannot be subsumed by the human personality, and this proves that the Truth of the Universe is human Truth.

I have taken a scientific fact to explain this — Matter is composed of protons and electrons, with gaps between them; but matter may seem to be solid. Similarly humanity is composed of individuals, yet they have their interconnection of human relationship, which gives living unity to man’s world. The entire universe is linked up with us in a similar manner, it is a human universe. I have pursued this thought through art, literature and the religious consciousness of man.

EINSTEIN: There are two different conceptions about the nature of the universe: (1) The world as a unity dependent on humanity. (2) The world as a reality independent of the human factor.

TAGORE: When our universe is in harmony with Man, the eternal, we know it as Truth, we feel it as beauty.

EINSTEIN: This is the purely human conception of the universe.

TAGORE: There can be no other conception. This world is a human world — the scientific view of it is also that of the scientific man. There is some standard of reason and enjoyment which gives it Truth, the standard of the Eternal Man whose experiences are through our experiences.

EINSTEIN: This is a realization of the human entity.

TAGORE: Yes, one eternal entity. We have to realize it through our emotions and activities. We realized the Supreme Man who has no individual limitations through our limitations. Science is concerned with that which is not confined to individuals; it is the impersonal human world of Truths. Religion realizes these Truths and links them up with our deeper needs; our individual consciousness of Truth gains universal significance. Religion applies values to Truth, and we know this Truth as good through our own harmony with it.

EINSTEIN: Truth, then, or Beauty is not independent of Man?

TAGORE: No.

EINSTEIN: If there would be no human beings any more, the Apollo of Belvedere would no longer be beautiful.

TAGORE: No.

EINSTEIN: I agree with regard to this conception of Beauty, but not with regard to Truth.

TAGORE: Why not? Truth is realized through man.

EINSTEIN: I cannot prove that my conception is right, but that is my religion.

TAGORE: Beauty is in the ideal of perfect harmony which is in the Universal Being; Truth the perfect comprehension of the Universal Mind. We individuals approach it through our own mistakes and blunders, through our accumulated experiences, through our illumined consciousness — how, otherwise, can we know Truth?

EINSTEIN: I cannot prove scientifically that Truth must be conceived as a Truth that is valid independent of humanity; but I believe it firmly. I believe, for instance, that the Pythagorean theorem in geometry states something that is approximately true, independent of the existence of man. Anyway, if there is a reality independent of man, there is also a Truth relative to this reality; and in the same way the negation of the first engenders a negation of the existence of the latter.

TAGORE: Truth, which is one with the Universal Being, must essentially be human, otherwise whatever we individuals realize as true can never be called truth – at least the Truth which is described as scientific and which only can be reached through the process of logic, in other words, by an organ of thoughts which is human. According to Indian Philosophy there is Brahman, the absolute Truth, which cannot be conceived by the isolation of the individual mind or described by words but can only be realized by completely merging the individual in its infinity. But such a Truth cannot belong to Science. The nature of Truth which we are discussing is an appearance – that is to say, what appears to be true to the human mind and therefore is human, and may be called maya or illusion.

EINSTEIN: So according to your conception, which may be the Indian conception, it is not the illusion of the individual, but of humanity as a whole.

TAGORE: The species also belongs to a unity, to humanity. Therefore the entire human mind realizes Truth; the Indian or the European mind meet in a common realization.

EINSTEIN: The word species is used in German for all human beings, as a matter of fact, even the apes and the frogs would belong to it.

TAGORE: In science we go through the discipline of eliminating the personal limitations of our individual minds and thus reach that comprehension of Truth which is in the mind of the Universal Man.

EINSTEIN: The problem begins whether Truth is independent of our consciousness.

TAGORE: What we call truth lies in the rational harmony between the subjective and objective aspects of reality, both of which belong to the super-personal man.

EINSTEIN: Even in our everyday life we feel compelled to ascribe a reality independent of man to the objects we use. We do this to connect the experiences of our senses in a reasonable way. For instance, if nobody is in this house, yet that table remains where it is.

TAGORE: Yes, it remains outside the individual mind, but not the universal mind. The table which I perceive is perceptible by the same kind of consciousness which I possess.

EINSTEIN: If nobody would be in the house the table would exist all the same — but this is already illegitimate from your point of view — because we cannot explain what it means that the table is there, independently of us.

Our natural point of view in regard to the existence of truth apart from humanity cannot be explained or proved, but it is a belief which nobody can lack — no primitive beings even. We attribute to Truth a super-human objectivity; it is indispensable for us, this reality which is independent of our existence and our experience and our mind — though we cannot say what it means.

TAGORE: Science has proved that the table as a solid object is an appearance and therefore that which the human mind perceives as a table would not exist if that mind were naught. At the same time it must be admitted that the fact, that the ultimate physical reality is nothing but a multitude of separate revolving centres of electric force, also belongs to the human mind.

In the apprehension of Truth there is an eternal conflict between the universal human mind and the same mind confined in the individual. The perpetual process of reconciliation is being carried on in our science, philosophy, in our ethics. In any case, if there be any Truth absolutely unrelated to humanity then for us it is absolutely non-existing.

It is not difficult to imagine a mind to which the sequence of things happens not in space but only in time like the sequence of notes in music. For such a mind such conception of reality is akin to the musical reality in which Pythagorean geometry can have no meaning. There is the reality of paper, infinitely different from the reality of literature. For the kind of mind possessed by the moth which eats that paper literature is absolutely non-existent, yet for Man’s mind literature has a greater value of Truth than the paper itself. In a similar manner if there be some Truth which has no sensuous or rational relation to the human mind, it will ever remain as nothing so long as we remain human beings.

EINSTEIN: Then I am more religious than you are!

TAGORE: My religion is in the reconciliation of the Super-personal Man, the universal human spirit, in my own individual being.