Close

Học Tiếng Anh như một khoản đầu tư

25/08/2017
1228 Lượt xem
Hướng dẫn xem song ngữ:

- Tra nghĩa đoạn: nhấp chuột (click) vào đoạn cần dịch nghĩa.

Học Tiếng Anh như một khoản đầu tư

Đối với người Hàn Quốc có tiếng mẹ đẻ là tiếng Hàn, tiếng Anh cũng giống như lực hấp dẫn. Vì chúng ta liên tục cảm nhận loại lực này, chúng ta không thể nào tránh khỏi nó được. Vậy Tiếng Anh là gì?

Ngôn ngữ là một phương tiện để truyền đạt và xử lý thông tin. Đó là lý do tại sao ngôn ngữ lại quan trọng đối với nhân loại. Khi kiến thức của chúng ta tăng dần lên, tầm quan trọng của thông tin lại càng trở nên rõ ràng hơn. Các nhà vật lý nói rằng thông tin là cốt lõi của sự tồn tại, trong khi các nhà sinh vật học định nghĩa cuộc sống là hoạt động xử lý thông tin.

Tất nhiên, các sinh vật cũng có một loại ngôn ngữ để xử lý thông tin. Chúng ta gọi đó là DNA. Thông tin di truyền trong ngôn ngữ của DNA cho phép tất cả các sinh vật trên trái đất tồn tại và sinh sản. Ngôn ngữ di truyền sử dụng các nucleobase được đại diện bởi A, C, G và T. Khi các chữ cái này được kết hợp, chúng tạo thành một codon, tức là chuỗi axit amin. Các axit amin này cấu tạo nên protein.

Nói cách khác, các codon tạo nên từ vựng cho ngôn ngữ di truyền của chúng ta. Vì ba trong số bốn chữ cái tạo thành một codon, nên ngôn ngữ DNA có 64 từ (4x4x4). Từ vi khuẩn cho đến con người, tất cả các sinh vật đều có ngôn ngữ này, đơn giản và chính xác sau khi đã được chọn lọc qua hàng tỷ năm.

Ngôn ngữ di truyền chứa thông tin tạo thành nền tảng cho các ngôn ngữ thứ cấp, những ngôn ngữ này sẽ phát triển để phù hợp với việc giao tiếp giữa các thực thể. Trình tự xuất hiện là ký hiệu, đến giọng nói, đến chữ viết, đến thuật toán rồi đến ngôn ngữ máy tính. Trong số các ngôn ngữ thứ cấp, ngôn ngữ nói là cơ bản nhất, trong hội thoại hàng ngày, “ngôn ngữ” dùng để đề cập đến ngôn ngữ nói.

Vì các ngôn ngữ nói có cùng một tổ tiên, cho nên con người có ngữ pháp phổ quát như một bản năng. Chúng ta học loại ngôn ngữ được sử dụng trong xã hội mà chúng ta sinh ra và coi đó là tiếng mẹ đẻ. Việc ghi nhớ cũng tương tự như làm thế nào để một đứa trẻ nhớ đến mẹ của chúng hoặc một con cá hồi quay trở lại dòng sông nơi nó được sinh ra. Vì ngôn ngữ là một hệ thống rộng lớn và phức tạp, việc ghi nhớ ngôn ngữ kéo dài đến năm 11 tuổi, không giống như việc ghi nhớ của các hệ thống khác đã kết thúc chỉ một vài ngày sau khi sinh. Nếu cho đến lúc ấy mà bạn chưa học được một thứ tiếng nào đó thì bạn sẽ không bao giờ thành thạo được ngôn ngữ bản xứ.

Vấn đề là tất cả các ngôn ngữ có mức độ hữu ích khác nhau. Ngôn ngữ được nhiều người sử dụng hơn thì hữu ích hơn những ngôn ngữ có ít người sử dụng. Tác động mạng lưới được tối đa hóa cho những ngôn ngữ thông dụng của các đế chế. Tiếng Aramaic, Hy Lạp, Latin và Trung Quốc được xem là những ngôn ngữ quốc tế nhờ việc mở rộng các đế chế này.

Trong thời buổi hiện đại của một “Đế chế Trái Đất” được thống nhất, ít nhất là về mặt văn hóa, tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế. Thông tin quan trọng – đặc biệt trong khoa học và công nghệ – được viết bằng tiếng Anh. Nhờ tác động mạng lưới, nền thống trị của tiếng Anh sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai. Do sự thống trị của tiếng Anh đồng nghĩa với sự suy giảm của các thứ tiếng khác, cuối cùng chúng sẽ trở thành “những ngôn ngữ bảo tàng” bị công chúng bỏ mặc và chỉ có các nhà trí thức mới gìn giữ.

Trong số các ngôn ngữ chính, một ngôn ngữ có nhiều khả năng trở thành ngôn ngữ bảo tàng là tiếng Trung. Mặc dù đó là tiếng mẹ đẻ của đa phần nhân loại trên trái đất, nhưng tiếng Trung khác với ngôn ngữ chính thống Ấn – Âu về cấu trúc, và các ký tự Trung Quốc là một hệ thống văn bản kém hiệu quả. Thật khó để tưởng tượng được 1,4 tỷ người Trung Quốc sử dụng tiếng Anh, nhưng trong một tương lai chưa rõ thì như vậy lại có vẻ hợp lý. Arthur Clarke đưa ra lời khuyên rằng nếu logic và tưởng tượng mâu thuẫn với nhau khi dự đoán tương lai, chúng ta nên theo logic.

Ngôn ngữ là thứ trọng yếu tuyệt đối, và trong số các ngôn ngữ, tiếng Anh cực kỳ quan trọng. Những người có hiểu biết hạn chế về tiếng Anh không thể truy cập những thông tin quan trọng. Người Hàn Quốc bị tổn thất lớn – cả cá nhân lẫn xã hội – do rào cản ngôn ngữ bắt nguồn từ việc tiếp cận thông tin có giới hạn. Trong cuộc khủng hoảng ngoại tệ năm 1997, một phái đoàn quan chức chính phủ Hàn Quốc đã đàm phán với các ngân hàng Mỹ. Tại cuộc họp, đại diện của Hàn Quốc không thể hiểu được ngôn ngữ của Phố Wall. Khi hệ thống và sản phẩm tài chính thay đổi nhanh chóng, ngay cả những người Hàn Quốc ưu tú cũng trở nên không quen thuộc với những thuật ngữ này. Khi một luật sư Mỹ dẫn dắt cuộc đàm phán trong phần của chính phủ Hàn Quốc, đại diện của Hàn Quốc đã bị ấn tượng bởi kiến ​​thức của ông ta. Sự cố đáng buồn này sẽ còn lặp lại nhiều lần.

Người Hàn cần thiết phải vừa học tiếng Hàn vừa học tiếng Anh. Trên thực tế, chúng ta đã thực hiện điều đó. Người Hàn Quốc, những người không thông thạo tiếng Anh, ở một góc độ nào đó chúng ta là những người sử dụng song ngữ. Nhiều người trong chúng ta sử dụng tiếng Anh một cách thụ động. Chúng ta hiểu được mà không hề gặp nhiều khó khăn nhưng không thể thoải mái nói ra miệng. Mục tiêu thực tế của giảng dạy tiếng Anh là nên giúp học sinh trở thành “những người sử dụng hiệu quả” để họ có thể thoải mái nói được tiếng Anh.

Chiến lược để đạt được mục tiêu này thật ra rất đơn giản. Vì ngôn ngữ được ghi nhớ khi ở độ tuổi còn rất bé, nên chúng ta nên bắt đầu học từ sớm. Thật không may, chính sách giảng dạy tiếng Anh của chính phủ chúng ta đã cản trở những nỗ lực đó. Một trong những lý do cản trở chính sách này là quan niệm sai lầm về song ngữ. Sử dụng hai ngôn ngữ sẽ có lợi cho việc truy cập vào nhiều thông tin hơn giúp cuộc sống đầy đủ hơn. Những người sử dụng song ngữ lanh lợi hơn, giải quyết xung đột tốt hơn và có khả năng kháng bệnh Alzheimer tốt hơn người sử dụng đơn ngữ. Họ có sự thấu cảm văn hóa, cởi mở và sáng kiến xã hội tốt hơn. Đương nhiên, người sử dụng song ngữ có chỉ số IQ và thu nhập cao hơn. Có rất ít những tác động bất lợi khi học nhiều hơn một ngôn ngữ. Trái với quan niệm thông thường, việc học nhiều ngôn ngữ không dẫn đến tình trạng bất ổn về tâm lý hoặc cảm giác lạc loài.

Tiếng Anh là một phương thức để có được thông tin hữu ích. Nó không phải là gánh nặng mà chúng ta muốn vứt bỏ bất cứ khi nào có thể. Điều quan trọng đối với giới trẻ đang học tiếng Anh là họ phải hiểu được tại sao học tiếng Anh lại hữu ích. Đầu tư vào học tiếng Anh giống như đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội.

Tác giả là một tiểu thuyết gia. Bok Geo-il

Learning English as an investment

For Korean people whose native language is Korean, English is like gravity. As we constantly feel the force, we cannot avoid it. What is English anyway?

Language is a means of conveying and processing information. That’s why language is so important for humankind. As our knowledge grows, the importance of information becomes more evident. Physicists say information is the core of existence, while biologists define life as the activity of processing information.

Naturally, organisms have the language to process information. It’s what we call DNA. The genetic information in the language of DNA allows all organisms on earth to live and reproduce. The genetic language uses nucleobases represented by A, C, G and T. When these alphabets are combined, they make up a codon, referring to the amino acid sequence. The amino acids in turn make up protein.

In other words, the codons make up the vocabulary of our genetic language. As three of the four letters make up a codon, the DNA language has 64 (4x4x4) words. From bacteria to humans, all organisms share this language, which is simple and accurate after being refined for billions of years.

The genetic language contains information that makes up the foundation of secondary languages, which evolve to accommodate communication between entities. The order of appearance is signals, vocals, writing, mathematics and computer languages. Among the secondary languages, vocal language is the most basic, and in everyday conversation, “language” refers to vocal language.

As the existing vocal languages have one ancestor, humans have universal grammar as an instinct. We learn the language used in the society we are born to and consider it our mother tongue. The imprinting is similar to how a baby remembers their mother or a salmon returns to the river in which it was born. As language is a vast and complicated system, the imprinting of language lasts until age 11, unlike imprinting of other systems which ends a few days after birth. If you don’t learn a certain language by then, you will never have native-level command.

The problem is that all languages have different utility levels. Languages used by more people are more useful than those used by less people. The network effect is maximized for the common languages of empires. Aramaic, Greek, Latin and Chinese have the status of being international languages thanks to the expansion of empires.

In the modern day of an “Earth Empire” that is unified at least culturally, English is the international language. Important information — especially in science and technology — is expressed in English. Thanks to the network effect, the dominance of English will grow rapidly in the future. As the dominance of English means the decline of other languages, they will ultimately become “museum languages” that are neglected by the public and barely preserved by intellectuals.

Among the major languages, one that is most likely to become a museum language is Chinese. While it is the mother tongue of the most number of people on earth, Chinese is different from mainstream Indo-European languages structurally, and Chinese characters are an overly inefficient writing system. It is hard to imagine 1.4 billion Chinese people using English, but such an unlikely future seems logical. Arthur Clarke advised that when logic and imagination clash while predicting the future, we should follow logic.

Language is absolutely important, and among languages, English is overwhelmingly important. People with a limited understanding of English cannot access important information. Koreans suffer a great loss — individually and socially — due to a language barrier stemming from limited information access. During our foreign currency crisis in 1997, a delegation of Korean government officials negotiated with American bankers. At the meeting, Korean representatives could not understand the language of Wall Street. As financial systems and products changed rapidly, even elite Koreans became unfamiliar with the jargon. As an American lawyer led the negotiation on our government’s part, Korean representatives were impressed by his knowledge. This sad incident will be repeated over and over.

Koreans need to learn Korean and English together. In fact, we are already doing just that. Koreans who are not proficient in English are bilinguals in a way. Many of us are passive users of English. We understand it without much difficulty but cannot speak it freely. The realistic goal of English education should be helping students become “productive users” who can freely speak English.

The strategy to achieve this goal is simple. As language is imprinted at an early age, we should start early. Unfortunately, our government’s English education policy hinders those efforts. One of the reasons for this policy is misconceptions about bilingualism. Using two languages is beneficial because access to more information makes life fuller. Bilinguals are more agile, better at resolving discord and are more resistant to Alzheimer’s than single-language users. They have better cultural empathy, open-mindedness and social initiative. Naturally, bilinguals have a higher IQ and income. There are few adverse effects from learning more than one languages. Contrary to popular belief, learning multiple languages does not lead to psychological insecurity or an identity crisis.

English is a way to get useful information. It is not the burden we want to take off whenever we can. It is important for young people learning English to understand why it is useful to learn English. Investment in learning English is like investing in social infrastructure.

*The author is a novelist. Bok Geo-il